Trong thế giới công nghệ điện và điện tử, động cơ chổi than và động cơ không chổi than là hai loại động cơ thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Mỗi loại đều có cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm riêng biệt và phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hai loại động cơ này trong bài viết dưới đây.
1. Động Cơ Chổi Than
Cấu Tạo & Cơ Chế Hoạt Động

Động cơ chổi than gồm các bộ phận chính sau:
- Rô-to (phần quay)
- Stato (phần tĩnh)
- Chổi than
- Cổ góp (Commutator)
Chổi than trong động cơ là thành phần quan trọng giúp truyền dòng điện từ nguồn vào rô-to qua cổ góp. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây trong rô-to, tạo ra từ trường làm quay rô-to, từ đó tạo ra chuyển động quay.
Ưu Điểm
- Thiết kế đơn giản, dễ bảo trì và thay thế chổi than.
- Chi phí sản xuất và bảo trì thấp hơn so với động cơ không chổi than.
- Tương thích với nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong các thiết bị gia dụng và dụng cụ cầm tay.
Nhược Điểm
- Chổi than bị mài mòn theo thời gian, gây hao mòn các bộ phận khác.
- Hiệu suất không cao, do một phần năng lượng bị mất do ma sát.
- Dễ phát sinh nhiễm nhiễu điện từ khi hoạt động.
2. Động Cơ Không Chổi Than
Cấu Tạo & Cơ Chế Hoạt Động

Động cơ không chổi than có cấu tạo gồm:
- Rô-to gắn nam châm vĩnh cữu
- Stato chứa các cuộn dây
- Bộ điều khiển động cơ (ESC)
Ưu Điểm
- Hiệu suất cao hơn do giảm hao phí năng lượng.
- Tuổi thọ cao hơn do không có ma sát giữa chổi than và củ gáp.
- Hoạt động phát ra ít tiếng ồn hơn, ít nhiễu nhiễu điện từ.
Nhược Điểm
- Chi phí sản xuất và bảo trì cao hơn.
- Cần bộ điều khiển phức tạp.
- Khó khăn hơn trong việc sửa chữa khi gặp lỗi.
Kết Luận
Mỗi loại động cơ đều có những ứng dụng riêng. Động cơ chổi than thích hợp với các thiết bị giá rẻ, dễ thay thế. Trong khi động cơ không chổi than phù hợp cho những ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao và bên bỉ.
0 Nhận xét