Hướng dẫn bạn cách ép xung CPU an toàn và hiệu quả nhất

Đầu tiên chúng ta cần phải chắc chắn rằng việc ép xung sẽ không dành cho những người mới và bắt buộc bạn phải có am hiểu đôi chút về phần cứng cũng như các linh kiện bên trong máy. 

Trong trường hợp bạn là người mới nhưng vẫn muốn thử tiến hành việc ép xung thì tốt nhất là bạn nên tiến hành sao lưu dữ liệu quan trọng bên trong thiết bị và có sự giúp đỡ của những người am hiểu việc ép xung để có thể trợ giúp bạn khi cần.
 


Nắm rõ các thông số của CPU


Bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng, bạn cần phải nắm bắt được thông số cụ thể của phần cứng từ CPU, board mạch chủ và hệ thống tản nhiệt để có thể bắt đầu việc ép xung. Người dùng cần phải theo dõi 3 thông số quan trọng bao gồm: 
  • Điện áp của CPU (Vcore): Hiểu đơn giản thì khi CPU tiêu thụ điện áp càng cao thì hiệu suất sản sinh ra cũng cao hơn, vì vậy mà bạn cần phải biết được điện áp chịu tải tối đa của CPU là bao nhiêu để có thể ép xung an toàn. 
  • Nhiệt độ của CPU: Người dùng cần phải kiểm tra nhiệt độ tối đa mà CPU có thể chịu được, trong đó bao gồm cả thông số nhiệt độ của từng lõi trong CPU. 
  • Mức tiêu thụ điện năng của hệ thống tối đa. 
 Khi đã có được những thông số cơ bản để bạn có thể dựa vào đó để tiến hành căn chỉnh, tiếp theo bạn sẽ bắt đầu quá trình ép xung.

Tiến hành ép xung


Có nhiều cách để bắt đầu việc ép xung tuy nhiên với những người mới thì bạn có thể sử dụng tính năng Intel® XTU nếu như đang sử dụng các CPU của Intel vì nó đã cung cấp gần như đầy đủ các công cụ cần thiết để bạn xác định được các thông số chuẩn của CPU cũng như các công cụ cần để kiểm tra tính ổn định của hệ thống. 

Nếu đang sử dụng các vi xử lý khác thì bạn cũng có thể thử điều chỉnh hệ số nhân lõi của CPU để tăng dần hiệu suất mà bạn mong muốn bằng cách đặt các lõi về cùng một tốc độ.
 

Trong trường hợp bạn đã có sẵn nền tảng kiến thức nhất định thì bạn có thể sử dụng BIOS để ép xung CPU và cách này cũng cho phép người dùng thiết lập chuyên sâu hơn. 

Việc ép xung này sẽ được thực hiện vài lần cho đến khi bạn hài lòng với hiệu suất mà mình mong muốn trong ngưỡng an toàn mà phần cứng cho phép, ngoài ra việc thực hiện ép xung chậm rãi cũng giúp cho hệ thống hoạt động ổn định hơn.

Theo dõi mức tiêu thụ điện năng và nhiệt độ


Theo dõi mức tiêu thụ điện năng và nhiệt độ là một trong những yêu cầu tối quan trọng trong quá trình ép xung, nhiệt độ lý tưởng để các CPU hoạt động bình thường là dưới 80°C. 

Mức điện áp mà CPU có thể chịu tải được cũng là thông số quan trọng và bạn cũng nên lưu ý đến điều này nhé.

Theo dõi tính ổn định của hệ thống


Nếu trong quá trình ép xung mà thiết bị của bạn bị giật lag hay treo máy, lỗi màn hình xanh thì cũng đừng quá lo lắng vì bạn chỉ cần khởi động lại máy để hệ thống có thể khôi phục lại sự ổn định. 

Nếu khi thời điểm gặp lỗi mà hệ thống chưa đạt đến nhiệt độ tối đa thì bạn có thể tăng Vcore của CPU lên rồi sau đó theo dõi tính ổn định của hệ thống. Trường hợp máy gặp sự cố khi đã đạt ngưỡng nhiệt độ cho phép thì bạn nên giảm tần số xung nhịp của vi xử lý để đưa máy về trạng thái hoạt động ổn định.

Các phần mềm kiểm tra thông số của laptop, PC


3DMark*


Phần mềm 3DMark* sẽ giúp bạn đo lường sự ổn định của thiết bị trong quá trình vận hành sau khi tiến hành ép xung. Ứng dụng này sẽ kiểm tra hiệu năng kết hợp của của CPU và GPU, qua đó cho bạn các thông số cần thiết để kiểm tra hệ thống.
 

CPU-Z*


CPU-Z* là một phần mềm theo dõi thông số PC và laptop tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng nhưng đầy đủ tính năng cần thiết để bạn có thể theo dõi trong quá trình ép xung. Tuy nhiên nếu muốn có những thông số chi tiết hơn như nhiệt độ cụ thể của phần cứng thì bạn có thể sử dụng Core Temp.


Core Temp


Core Temp mang đến một công cụ vô cùng hữu ích cho việc ép xung phần cứng của bạn, nó sẽ thể hiện nhiệt độ cụ thể của từng lõi và đồng thời cũng hiển thị mức độ tiêu thụ điện năng theo thời gian thực của CPU.
Thẻ sản phẩm:
thanh danh
CUNG CẤP THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH THANH DANH
Đức Hòa Đông - Đức Hòa